1. Về đối tượng đứng tên trên giấy phép cơ sở
Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có nêu rõ, các đối tượng được quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Người đại diện các thành viên hộ gia đình đứng tên trên giấy phép kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Một người chỉ đứng tên duy nhất một hộ kinh doanh, xét trên phạm vi cả nước. Nếu người này đã là chủ một hộ kinh doanh trước đó, mặc dù không kinh doanh từ rất lâu rồi nhưng vẫn chưa tiến hành giải thể thì người này không thể đứng tên trên hộ kinh doanh mới và trường hợp muốn đăng ký hộ kinh doanh mới phải tiến hành giải thể hộ kinh doanh cũ.

Những điểm cần biết khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể
2. Cách đặt tên hộ kinh doanh
Tên hộ kinh doanh bao gồm 2 thành tố: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”.
3. Lưu ý về địa điểm được chọn đăng ký kinh doanh
Hộ kinh doanh chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và bắt buộc phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi chúng ta tiến hành hoạt động kinh doanh.
Trường hợp nếu nhà đi thuê hoặc đi mượn cần phải xác minh xem tại địa chỉ này đã có ai trước đó đang đăng ký hộ kinh doanh tại đây hay chưa. Nếu có thì đã tiến hành giải thể hộ kinh doanh này chưa? Cần yêu cầu chủ nhà lên UBND quận/huyện để xác nhận lại. Cần đảm bảo tại thời điểm đăng ký không có hộ kinh doanh nào trước đó đang còn hoạt động.
Chung cư và nơi đang thuộc diện quy hoạch, tranh chấp thì không được thành lập hộ kinh doanh
4. Vốn điều lệ khi đăng ký hộ kinh doanh
Nhà nước không quy định mức vốn tối thiểu và tối đa đối với loại hình hộ kinh doanh. Nên các cá nhân khi đăng ký vốn cần dựa trên số tiền mình bỏ ra để hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mình có chứ không phải dựa trên số vốn mình đã đăng ký trên giấy phép
5. Số lượng lao động của hộ kinh doanh
Theo nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh không bị giới hạn số lượng lao động.
6. Ngành nghề đăng ký kinh doanh
Tuỳ vào hoạt động kinh doanh mà chủ cơ sở đăng ký những ngành nghề phù hợp.
7. Giấy tờ cần có để đăng ký hộ kinh doanh
- Các hợp đồng liên quan đến việc cho thuê/ mượn địa chỉ nhà.
- 2 bản sao y công chứng CCCD của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh (nếu có);
- Yêu cầu phải có các chứng chỉ hành nghề nếu kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
- Giấy đề nghị
- Hợp đồng dịch vụ và bản sao y công chứng CCCD của người được uỷ quyền. ( trường hợp thuê dịch vụ)
Trên đây là những điểm cần biết khi cá nhân/ hộ gia đình cần thành lập cơ sở hộ kinh doanh. Rất mong những thông tin này sẽ giúp các khách hàng có được sự chuẩn bị tốt hơn khi có dự định mở hộ kinh doanh. Và nếu còn đang vướng mắc gì về thủ tục thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ qua số điện thoại/ zalo: 0908345997 – 0913850997 – 0901506070 – 0914979895 hoặc liên hệ trực tiếp qua website: luatvieta.com.vn để được tư vấn và thực hiện.
Bạn có cơ hội kinh doanh làm giàu? Bạn đang có ý tưởng kinh doanh rất hay? Bạn có mọi thứ cần thiết để tiến hành kinh doanh? Bạn muốn thành lập doanh nghiệp? Và bạn đang băn khoăn các thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Đừng chần chừ nữa, hãy điện thoại ngay cho chúng tôi: 0916 97 98 93 | 0908 345 997 để nhận được những tư vấn tốt nhất trước khi thành lập công ty. Chúng tôi cam kết thành lập doanh nghiệp nhanh gọn lẹ, đúng pháp luật, chỉ trong vòng 20 phút.
Hoặc bạn cũng có thể nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi bằng cách đăng ký nhận tư vấn miễn phí tại đây: