Những Lưu Ý Đối Với Hoạt Động Dạy Thêm Theo Thông Tư 29
Ngày 30/12/2024 Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo đã ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về việc dạy thêm, học thêm và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 14/02/2025. Điều này đã làm cho nhiều giáo viên cũng như những cơ sở dạy thêm ráo riết để thực hiện việc đăng ký kinh doanh đối với hoạt động dạy thêm, để tránh được những vướng mắc và sai phạm khi hoạt động lĩnh vực này. Tuy vậy, ngoài việc phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh thì các giáo viên hoặc cơ sở dạy thêm cũng cần lưu ý một số điểm này để không vi phạm những quy định theo thông tư 29.

Những Lưu Ý Đối Với Hoạt Động Dạy Thêm Theo Thông Tư 29
1. Dạy thêm ngoài nhà trường phải thực hiện đăng ký kinh doanh.
Các tổ chức, cá nhân hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Và phải công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.
2. Cấm dạy thêm đối vối học sinh tiểu học.
Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
Vì vậy, giáo viên tất cả các trường công lập, tư thục hay giáo viên tự do ở các trung tâm đều không được dạy các môn văn hoá cho học sinh tiểu học. Tuy nhiên, vẫn có thể dạy thêm các môn về nghệ thuật, thể dục thể thao, năng khiếu hoặc kỹ năng sống.
3. Giáo viên không được dạy thêm có thu tiền đối với các học sinh mà giáo viên đó đang dạy tại trường.
Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường sẽ không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với các học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
4. Các giáo viên các trường công lập không được tự mở trung tâm hay tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường.
Các giáo viên của các trường công lập sẽ không được đứng tên thành lập hoặc tham gia góp vốn để thành lập, quản lý và điều hành các trung tâm, các cơ sở dạy thêm.
5. Giáo viên dạy thêm phải có văn bản thông báo đến Hiệu trưởng hoặc người đứng đầu nhà trường.
Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.
6. Thực hiện kê khai và đóng thuế theo quy định
Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm. Việc thu, quản lý, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, tài sản, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.
Đây là những điểm cần lưu ý đối với các giáo viên hoặc các cá nhân có tổ chức hoạt động dạy thêm khi Thông tư 29 có hiệu lực. Ngoài vấn đề chính là việc cần đăng ký kinh doanh và kê khai thuế theo quy định. Thì bên cạnh đó là việc cần các đối tượng dạy thêm cũng như các trách nhiệm liên quan với nhà trường và phụ huynh học sinh.
Mọi thắc mắc liên quan việc đăng ký kinh doanh đối với hoạt động dạy thêm, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0908345997 – 0901506070 – 0914979895 hoặc liên hệ qua website: LuatVietA.com để được tư vấn và thực hiện.
Bạn có cơ hội kinh doanh làm giàu? Bạn đang có ý tưởng kinh doanh rất hay? Bạn có mọi thứ cần thiết để tiến hành kinh doanh? Bạn muốn thành lập doanh nghiệp? Và bạn đang băn khoăn các thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Đừng chần chừ nữa, hãy điện thoại ngay cho chúng tôi: 0916 97 98 93 | 0908 345 997 để nhận được những tư vấn tốt nhất trước khi thành lập công ty. Chúng tôi cam kết thành lập doanh nghiệp nhanh gọn lẹ, đúng pháp luật, chỉ trong vòng 20 phút.
Hoặc bạn cũng có thể nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi bằng cách đăng ký nhận tư vấn miễn phí tại đây: