Logo Của Doanh Nghiệp Có Cần Phải Đăng Ký Không?
Logo là một hình ảnh, biểu tượng hoặc ký hiệu được sử dụng để nhận diện và đại diện cho một công ty hoặc tổ chức. Hiện nay, logo của công ty đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và khả năng tiếp cận khách hàng đối với hầu hết các doanh nghiệp. Ngay từ xa xưa, khi những khái niệm về logo hoặc nhãn hiệu công ty chưa được hình thành thì người ta đã biết sử dụng những ký hiệu riêng để phân biệt hàng hóa của mình với hàng hóa của những người khác. Các doanh nghiệp hiện nay, xem việc xây dựng logo thương hiệu như một chiến lược kinh doanh để đưa doanh nghiệp đến gần với thị trường, tạo dựng niềm tin với khách hàng và đối tác kinh doanh. Đồng thời tạo ra sự khác biệt và khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

Logo Của Doanh Nghiệp Có Cần Phải Đăng Ký Không?
Vậy có nên Đăng ký bảo hộ cho logo của công ty không ?
Hiện nay, chưa có quy định bắt buộc phải đăng ký bảo hộ cho logo của công ty. Tuy nhiên trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các doanh nghiệp về việc sử dụng logo nên việc đăng ký bảo hộ logo cho công ty là điều cần thiết. Đăng ký bảo hộ logo sẽ giúp cho doanh nghiệp độc quyền sử dụng logo đó. Ngăn chặn được các hành vi sao chép đạo nhái từ các đối thủ cạnh tranh, được bảo vệ quyền lợi và các lợi ích hợp pháp khi xảy ra tranh chấp. Từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng và tạo ra giá trị riêng cho mình.
Theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ, logo doanh nghiệp có thể được bảo hộ quyền tác giả dưới các loại sau:
– Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng.
Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thể hiện của nhân vật); thiết kế thời trang; thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liền với tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mang tính mỹ thuật. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạo dáng bên ngoài của sản phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sản phẩm. (Nghị định 17/2023/NĐ-CP)
– Nhãn hiệu: Là dấu hiệu được sử dụng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Nếu xét về giá trị bảo hộ thì logo doanh nghiệp chọn đăng ký tác phẩm mỹ thuật sẽ yếu hơn so với đăng ký nhãn hiệu, vì chỉ khi doanh nghiệp khác có logo giống hệt hoặc giống đến mức tối đa, người đó mới bị vi phạm bản quyền, trong khi với nhãn hiệu chỉ cần có dấu hiệu trùng hoặc tương tự là đã vi phạm.
Nếu sử dụng logo trái phép của doanh nghiệp khác bị xử lý như thế nào?
Hành vi sử dụng trái phép logo có bản quyền của doanh nghiệp khác là một trong những hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu được quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:
“Điều 129. Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý
1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;”
Hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP như sau:
Điều 11. Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:
a) Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;
b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị
Các doanh nghiệp khi xây dựng và sử dụng logo cho doanh nghiệp của mình thì cần nắm và tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ để tránh những tranh chấp không đáng có. Và nếu đã có chiến lược quảng bá cho thương hiệu của mình thì nên đăng ký bảo hộ cho logo của doanh nghiệp mình để đảm bảo cho sự uy tín và gìn giữ được giá trị thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Tổng quan về Đăng ký Quyền tác giả cho Logo như trên, Quý Doanh nghiệp nhận thấy cần bảo hộ Logo cho công ty mình sớm, anh chị liên hệ ngay với Luật Việt Á, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ thêm chi tiết giúp thuận lợi nhanh chóng đăng ký Sở hữu Logo cho riêng công ty mình nhé, liên hệ qua số 0908 345997 để được hướng dẫn.
Cảm ơn quý công ty!
Bạn có cơ hội kinh doanh làm giàu? Bạn đang có ý tưởng kinh doanh rất hay? Bạn có mọi thứ cần thiết để tiến hành kinh doanh? Bạn muốn thành lập doanh nghiệp? Và bạn đang băn khoăn các thủ tục thành lập doanh nghiệp.
Đừng chần chừ nữa, hãy điện thoại ngay cho chúng tôi: 0916 97 98 93 | 0908 345 997 để nhận được những tư vấn tốt nhất trước khi thành lập công ty. Chúng tôi cam kết thành lập doanh nghiệp nhanh gọn lẹ, đúng pháp luật, chỉ trong vòng 20 phút.
Hoặc bạn cũng có thể nhận tư vấn miễn phí từ chúng tôi bằng cách đăng ký nhận tư vấn miễn phí tại đây: